Tìm kiếm
Close this search box.

09 hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình

09 hanh vi bi cam trong luat hon nhan va gia dinh 2
09 hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình 4

Hôn nhân và Gia đình là trọng tâm của cuộc sống, là nơi nuôi dưỡng con người và có ý nghĩa quan trọng cho một xã hội phát triển. Để đảm bảo gia đình được xây dựng dựa trên nền tảng yêu thương, tự nguyện và trách nhiệm, luật Hôn nhân và Gia đình đưa ra các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Những hành vi sau đây sẽ bị coi là trái pháp luật, bị cấm và sẽ bị xử phạt nghiêm minh nếu vi phạm.

1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc đạt những mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình thật sự. 

Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. 

2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

09 hanh vi bi cam trong luat hon nhan va gia dinh 1
09 hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình 5

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi).

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn.

Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn.

3. Sống chung như vợ chồng

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng người đang có chồng, có vợ.

4. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong các trường hợp cụ thể

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong các trường hợp sau:

  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; 
  • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Giữa người đã từng làm cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng với con dâu;
  • Mẹ vợ với con rể;
  • Cha dượng với con riêng của vợ;
  • Mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ với con; ông, bà với cháu nội, cháu ngoại.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra:

  • Cha mẹ là đời thứ nhất; 
  • Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
  • Anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Lý do cấm các trường hợp nêu trên nhằm mục đích duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống và đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống. 

5. Yêu sách của cải trong kết hôn

Kết hôn phải xuất phát từ tình yêu thương, trách nhiệm và hướng đến mục đích xây dựng gia đình. Nếu kết hôn nhằm đòi hỏi, yêu cầu của cải, trục lợi tài sản thì không được phép. 

6. Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn

Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì mối quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. 

7. Các trường hợp sinh con nhằm mục đích thương mại

Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính là những hành vi trái pháp luật.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác. 

8. Bạo lực gia đình

09 hanh vi bi cam trong luat hon nhan va gia dinh 3
09 hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình 6

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây ra tổn hại và có khả năng gây ra tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế với các thành viên khác trong gia đình.

9. Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình

Lợi dụng thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc các hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Hôn nhân và gia đình có ý nghĩa vô cùng lớn cho mỗi cá nhân và xã hội. Trên đây là tổng hợp và giải thích 09 hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Nó không chỉ có ý nghĩa trong mặt luật pháp mà còn trong mặc đạo đức và đảm bảo xây dựng gia đình bền vững bằng tình yêu thương, sự tự nguyện, trách nhiệm lẫn nhau. 

Để hiểu thêm về thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam, đọc tại: https://dangquynh.com/thu-tuc-dang-ky-ket-hon-moi-nhat-2022/

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *