Đối với các chuyên gia tiếp thị, thương hiệu thể hiện bản sắc riêng biệt trong nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng cạnh tranh trong thị trường cần xác định được hình ảnh của mình trước người tiêu dùng. Phải xác định nhận diện thương hiệu và phản ánh được thông điệp, khẩu hiệu và sản phẩm của họ.
Mục lục
Toggle1. Định nghĩa thương hiệu
Thương hiệu là tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác giúp khách hàng xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Thương hiệu được sử dụng trong kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo để tạo ra và lưu trữ giá trị tài sản thương hiệu vì lợi ích khách hàng và của doanh nghiệp.
Giá trị tài sản thương hiệu được đo lường dựa trên đánh giá việc khách hàng tích cực/tiêu cực khi người dùng phản ứng nhiều hơn/ít thiện cảm hơn với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mang thương hiệu đó.
Một số đặc điểm của thương hiệu:
- Tên thương hiệu: Là cái tên độc đáo đại diện cho doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó. Ví dụ: Coca Cola, Adidas, Apple, Toyota,…
- Logo/Biểu tượng: Là hình ảnh/biểu tượng đại diện cho thương hiệu. Ví dụ: quả táo cắn dở của Apple, chữ “S” của Samsung.
- Bao bì: Thiết kế bao bì sản phẩm cũng là một phần của thương hiệu. Ví dụ: Chai Coca, hộp sữa Vinamilk,…
- Trải nghiệm khách hàng: Cách thương hiệu tương tác và đem lại dịch vụ cho khách hàng.
- Giá trị cốt lõi: Những giá trị, sứ mệnh mà thương hiệu hướng tới.
Nói chung, thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp, là cầu nối tạo dựng niềm tin với khách hàng. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp công ty dễ dàng cạnh tranh và thu hút khách hàng hơn.
2. Định nghĩa nhãn hiệu
Một trong các cách thức bảo vệ thương hiệu là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ. (Nghị định mới nhất có cập nhật các mẫu đơn đăng ký tại Phụ lục)
Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại đây
2. Thương hiệu và Nhãn hiệu khác biệt như thế nào?
Đôi khi bạn bối rối khi lựa chọn sử dụng thuật ngữ “thương hiệu” hay “nhãn hiệu” trong hoàn cảnh cụ thể nào đó đúng không nhỉ!
Bảng phân tích khác biệt dưới đây sẽ giúp bạn biết được nên sử dụng hai thuật ngữ trên thế nào cho đúng trong công việc, học tập.
Thương hiệu (Brand) | Nhãn hiệu (Trademark) |
Là tập hợp các giá trị, cảm nhận, trải nghiệm mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. | Là dấu hiệu nhận diện sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể, bao gồm: từ, ký hiệu, logo, slogan, màu sắc,… |
Thương hiệu đại diện cho uy tín, chất lượng của doanh nghiệp. | Nhãn hiệu thể hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc điểm nhận diện sản phẩm/dịch vụ. |
Mang tính trừu tượng | Hữu hình hơn |
Nhấn mạnh giá trị cảm nhận | Nhấn mạnh quyền sở hữu trí tuệ |
Được xây dựng dần dần qua thời gian | Có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức. |
Như vậy, có thể nói nhãn hiệu là một bộ phận cấu thành nên thương hiệu, giúp nhận diện và phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu hay nhãn hiệu đều là tài sản quan trọng đối với cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, mua bán và cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng. Việc hiểu đúng bản chất của từng loại sẽ giúp bạn định hướng phát triển thương hiệu hiệu quả và đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Nếu bạn quan tâm chủ đề này và cần hỗ trợ giúp đỡ thêm, hãy liên hệ mình nhé!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Brand