Tìm kiếm
Close this search box.

Nhãn hiệu – Khái quát định nghĩa và bảo hộ nhãn hiệu

“Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc thù hoá hàng hóa của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với những hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh”. Nhãn hiệu là một phần tài sản trí tuệ của chủ sở hữu, do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và danh tiếng sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đó. Bài viết chia sẻ đến bạn giới thiệu và định nghĩa về nhãn hiệu để chúng ta cùng nhau hiểu được nhãn hiệu là gì. Những đặc tính, dấu hiệu của một nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu trong nước và quốc tế.

nhan hieu khai quat dinh nghia va bao ho nhan hieu 1
Nhãn hiệu - Khái quát định nghĩa và bảo hộ nhãn hiệu 2

1. Giới thiệu về nhãn hiệu

Nhãn hiệu đã có từ thời cổ đại. Cách đây khoảng 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng khắc chữ ký của mình trên những tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi chúng sang Iran, trong đó có nhãn hiệu FORTIS – một nhãn hiệu đã trở nên nổi tiếng tới mức đã bị sao chép và làm giả. Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung cổ mà việc sử dụng nhãn hiệu đã gia tăng.

Nhãn hiệu được sử dụng để giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ, cũng như chất lượng và giá trị của chúng. Do vậy, nhãn hiệu có thể được coi là công cụ truyền thông được nhà sản xuất sử dụng để thu hút khách hàng.

Một ví dụ điển hình về hai loại nhãn hiệu đồ uống nổi tiếng trên thế giới mà bất cứ người tiêu dùng nào trên thế giới cũng có thể phân biệt được: Pepsi-Cola và Coca-Cola.

2. Định nghĩa nhãn hiệu

Nhãn hiệu về cơ bản là một dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp với những hàng hoá hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp khác. Đó là một định nghĩa rất đơn giản, nhưng về cơ bản đã giải thích được một nhãn hiệu là gì. Một nhãn hiệu cần có những đặc điểm gì?

Về cơ bản, một nhãn hiệu có hai đặc điểm chính: nó phải có tính phân biệt và không lừa dối.

Vì vậy, một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ nhãn hiệu có thể là:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc thù hoá hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với những hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh”

2.1. Các dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu

Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, chữ số hoặc bao bì, khẩu hiệu, tập hợp từ, biểu tượng,…

Nhãn hiệu thường là hình ảnh hai chiều. Nhưng trong khoản thời gian gần đây, có một dạng nhãn hiệu mới xuất hiện trên thị trường. Đó là nhãn hiệu hình ảnh ba chiều (hologram). Ví dụ, khi bạn nhìn vào một chiếc thẻ tín dụng, bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh thay đổi tuỳ thuộc vào góc độ quan sát.

Có các nhãn hiệu âm thanh: các điệp khúc quảng cáo có thể được sử dụng làm nhãn hiệu. Thậm chí ở một số nước còn có cả các nhãn hiệu mùi, theo đó một mùi thơm cụ thể có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu.

2.2. Các ví dụ sau đây có thể giúp bạn biết nhãn hiệu là gì?

Từ “Apple” sử dụng cho máy tính, “Deutsche Bank” cho ngân hàng

Tên gọi tuỳ ý hoặc tưởng tượng: Coca-Cola, Nikon, Sony, NIKE, Easy Jet

Tên: Ford, Peugeot, Hilton (khách sạn)

Khẩu hiệu: “Fly me” cho hãng hàng không

Hình vẽ: hình ngôi sao cho hãng ô tô  Mercedes Benz, hình người phụ nữ đang bay cho hãng ô tô Rolls Royce

Chữ số: nước hoa cô-lô-nhơ số 4711

Chữ cái: GM, FIAT, VW, KLM

Hình hoặc biểu tượng: hãng Lacoste (hình con cá sấu nhỏ)

2.3. Đ

Để đáp ứng điều kiện bảo hộ, nhãn hiệu phải có tính phân biệt và không lừa dối:

Tính phân biệt: Để có tính phân biệt, nhãn hiệu phải tự có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ.

Ví dụ điển hình là từ “Apple” (quả táo) là một nhãn hiệu có tính phân biệt ở mức độ cao cho sản phẩm máy tính, bởi vì nó không liên quan gì tới sản phẩm máy tính, nhưng nó lại không có tính phân biệt nếu được sử dụng đối với quả táo thực. Nói cách khác, ai đó trồng và bán táo sẽ không thể đăng ký từ “apple” để làm nhãn hiệu và bảo hộ nó, bởi vì đối thủ cạnh tranh của anh ta có thể phải sử dụng từ này để mô tả hàng hoá của họ.

Vì vậy, nói chung một nhãn hiệu không có tính phân biệt nếu nó mang tính mô tả. Nhãn hiệu bị coi là mang tính mô tả khi nó mô tả bản chất hoặc giống với hàng hoá hoặc dịch vụ mà nó được sử dụng làm nhãn hiệu.

Khả năng lừa dối: Một nhãn hiệu có khả năng lừa dối là nhãn hiệu chỉ ra rằng hàng hoá mang nhãn hiệu đó có chất lượng nào đó trong khi nó lại không có chất lượng đó. Một ví dụ là nhãn hiệu “Da thật” (Real Leather) cho hàng hoá không phải làm bằng da thật. 

Một trong các điểm quan trọng được nhắc tới là phải đánh giá tính phân biệt của một dấu hiệu được đăng ký làm nhãn hiệu trong mối quan hệ với hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

3. Bảo hộ nhãn hiệu

Rõ ràng là các công ty dành rất nhiều tiền của cho việc xây dựng các nhãn hiệu của mình. Nhưng làm thế nào để họ có thể ngăn cản người khác sử dụng chúng?

Để có được một nhãn hiệu được biết đến và được đánh giá cao đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể và thường cần có thời gian. Bởi vậy, mối quan tâm của bất kỳ người nào muốn sử dụng một nhãn hiệu là đảm bảo rằng nhãn hiệu đó được bảo hộ như một phần tài sản trí tuệ có giá trị.

Tham khảo thêm: Sở hữu trí tuệ là gì?

Cách thức phổ biến nhất để bảo hộ một nhãn hiệu là nhãn hiệu phải được đăng ký, và rất nhiều nước quy định đây là một điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ. Một khi nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Tuy nhiên, đăng ký không phải cách duy nhất để bảo hộ một nhãn hiệu. Nhãn hiệu được bảo hộ dù không đăng ký là khi nhãn hiệu đó có đủ tính phân biệt và danh tiếng trên thị trường. Nhưng đây là hình thức bảo hộ không chắc chắn và hai yếu tố trên cần phải mất một thời gian dài sau khi đưa sản phẩm ra thị trường lần đầu tiên.

4. Bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu

Nhiều công ty có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng nhãn hiệu là loại quyền mang tính lãnh thổ nên bạn phải tiến hành đăng ký ở từng nước. Có những hệ thống đăng ký mang tính khu vực giúp cho việc đăng ký nhãn hiệu được dễ dàng hơn và tất nhiên cũng có những điều ước quốc tế điều chỉnh, nhưng tất cả những hệ thống này cuối cùng đều đòi hỏi việc đăng ký ở từng quốc gia và từng lãnh thổ riêng biệt. 

Trong khi nhãn hiệu có thể được đăng ký ở các quốc gia thì chúng ta cũng có thể đăng ký nhãn hiệu ở những vùng lãnh thổ hải quan và một số vùng lãnh thổ khác không được công nhận là một quốc gia. Có một số khu vực lãnh thổ không được công nhận là một quốc gia và không thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, có một cơ chế quản lý hành chính nhất định ở những vùng lãnh thổ đó và có thể tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu ở lãnh thổ đó. Một ví dụ điển hình là Hồng Kông, nơi có hệ thống đăng ký nhãn hiệu độc lập với nước CHND Trung Hoa. Vì vậy, nếu bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình ở Hồng Kông thì bạn phải theo thủ tục đăng ký của khu vực này.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đóng góp những nỗ lực rất lớn vào việc làm cho các hệ thống đăng ký nhãn hiệu của quốc gia cũng như khu vực “dễ sử dụng” hơn bằng việc hài hoà hoá và đơn giản hoá các thủ tục. 

Cách đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid: https://dangquynh.com/thu-tuc-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-theo-he-thong-madrid-2023/

5. Tổng kết

Nhãn hiệu là một phần của tài sản trí tuệ trong sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ nhãn hiệu cũng là một cách thức bảo hộ thương hiệu và giúp sử dụng tài sản trí tuệ này vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín hơn. Trên đây là những thông tin khái quát về nhãn hiệu để giúp bạn hiểu hơn về đối tượng này. Nếu bạn đang có nhãn hiệu của riêng mình thì hãy sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ: https://dangquynh.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-tai-cuc-so-huu-tri-tue/

Những thông tin về nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ: https://ipvietnam.gov.vn/nhan-hieu

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *