Chỉ dẫn địa lý là gì? 116 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý được sử dụng như một cách thức quan trọng để chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích hoạt động thương mại bằng việc thông tin cho khách hàng nguồn gốc của sản phẩm. 

Vậy Chỉ dẫn địa lý trong sở hữu trí tuệ là gì? Bài viết giới thiệu đến bạn kiến thức tổng quan về chỉ dẫn địa lý và cách thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay. 

1. Định nghĩa chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý theo nghĩa rộng bao gồm 03 loại chỉ dẫn: chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý (theo nghĩa hẹp). 

Chỉ dẫn nguồn gốc có nghĩa là dấu hiệu bất kỳ được sử dụng để chỉ ra rằng một sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ một nước, một khu vực và một địa điểm cụ thể, nơi mà sản phẩm được tạo ra.

Ví dụ: Sản xuất tại Nhật Bản (Made in Japan)

chi dan dia ly 1 1
Ví dụ về chỉ dẫn địa lý

Tên gọi xuất xứ có nghĩa là tên đại lý của một nước, khu vực, địa điểm cụ thể, dùng để chỉ một sản phẩm bắt nguồn từ đó với điều kiện là chất lượng đặc thù của nó hoàn toàn hoặc về cơ bản do môi trường địa lý quyết định, bao gồm các yếu tố về tự nhiên hoặc con người, hoặc cả hai.

Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý Champagne

chi dan dia ly champagne 1
Chỉ dẫn địa lý Champagna

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là một thông báo tuyên bố rằng sản phẩm liên quan có nguồn gốc từ một khu vực địa lý xác định. Ví dụ điển hình là chỉ dẫn địa Champagne được sử dụng để chỉ một loại rượu sủi tăm đặc biệt, có nguồn gốc từ vùng Champagne ở nước Pháp. Ngoài ra có chỉ dẫn địa lý Cognac được sử dụng cho loại rượu mạnh có xuất xứ từ vùng xung quanh thị trấn Cognac của Pháp. 

2. Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một cá nhân, tổ chức hoặc công ty sử dụng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của họ với hàng hóa hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm về nhãn hiệu: https://dangquynh.com/nhan-hieu-la-gi-kien-thuc-co-ban-ve-nhan-hieu/

Chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ ra rằng những sản phẩm được nhắc tới có xuất xứ từ một vùng nào đó. Chỉ dẫn địa lý phải được dành cho tất cả các nhà sản xuất ở khu vực đó sử dụng.

Cách thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hiện nay, phổ biến hình thức đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng việc đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. 

Nhãn hiệu tập thể thuộc về nhóm các nhà sản xuất hoặc kinh doanh.

Nhãn hiệu chứng nhận không thuộc về bất cứ ai, nó được đăng ký để bất kỳ người nào đáp ứng đủ điều kiện đã định đều có quyền sử dụng nhãn hiệu đó.  

3. Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ

Tên gọi xuất xứ là dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý là một thông báo tuyên bố rằng một sản phẩm nào đó có xuất xứ từ một khu vực cụ thể. 

Cụm từ “Made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam) là một chỉ dẫn địa lý mà người mua hàng biết rằng sản phẩm đó có xuất xứ từ Việt Nam.

Tên gọi xuất xứ là một chỉ dẫn địa lý cụ thể hơn, theo đó chỉ rõ rằng sản phẩm được nhắc tới có chất lượng xác định và những chất lượng này có được nhờ vào nơi xuất xứ.

4. Chỉ dẫn địa lý trong hệ thống bảo hộ quốc tế

Theo quan điểm hiện nay, chỉ dẫn địa lý phải được bảo hộ nhằm chống lại việc sử dụng trái phép dẫn đến lừa dối khách hàng. Hiệp định TRIPS yêu cầu tất cả các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý, vì việc sử dụng trái phép có thể dẫn đến lừa dối và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

Hiệp định Lisbon về Bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ quy định một hệ thống đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ đã được thông báo đến các nước thành viên của Hiệp định và đang vận hành rất tốt. Tuy nhiên do ít quốc gia có hệ thống đăng ký tên gọi xuất xứ nên phạm vi địa lý của Hiệp định bị hạn chế trong số 20 nước tham gia Hiệp định.

5. Danh sách chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang bảo hộ 116 chỉ dẫn địa lý. Danh sách chỉ dẫn địa lý được liệt kê tại trang web của Cục SHTT.

Chi tiết tại: https://ipvietnam.gov.vn/danh-sach-cac-chi-dan-ia-ly-uoc-bao-ho-tai-viet-nam

Tổng kết

Chỉ dẫn địa lý trong bảo hộ nhãn hiệu còn là một khái niệm khá mới và nhiều người không để ý đến. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, chỉ dẫn địa lý xuất hiện rất nhiều trong các logo, thương hiệu, là một phần quan trọng tạo ra uy tín chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là một chủ đề rất được quan tâm trong việc quảng bá đặc sản và mở rộng phạm vi kinh doanh hàng hóa ra quốc tế. Bạn có thể đọc thêm tại https://dangquynh.com/chi-dan-dia-ly-trong-quang-ba-dac-san-2023-kinh-nghiem-quoc-te/

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *