Sở hữu trí tuệ là gì?

Khi bạn tạo ra một sản phẩm (sáng tạo) và nỗ lực trong hoạt động sáng tạo trí tuệ, bạn mong đợi có được lợi ích nào đó từ những nỗ lực này. Tuy nhiên, hành vi “chiếm đoạt” (“free-riding”) của các đối thủ cạnh tranh có thể khiến bạn không có quyền tài sản đối với những gì bạn sáng tạo ra. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần làm gì để được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ này.

1. CÁC ĐỊNH NGHĨA CỦA SỠ HỮU TRÍ TUỆ

a. Quyền tài sản

Đặc trưng nổi bật nhất của hầu hết các loại quyền tài sản là chủ sở hữu quyền tài sản được tự do sử dụng quyền đó theo mong muốn của họ, miễn là việc sử dụng đó không trái pháp luật và có quyền ngăn cấm những người khác thực hiện những hành vi sử dụng như vậy đối với đối tượng thuộc quyền tài sản của họ. 

b. Sở hữu trí tuệ

Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” được dùng để chỉ các loại quyền tài sản bắt nguồn từ những thành quả sáng tạo trí tuệ của con người. Điều thú vị là thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” trong Công ước Thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (hoặc WIPO) chưa có được một định nghĩa chính thức. Các quốc gia thành viên soạn thảo Công ước này lựa chọn cách đưa ra một danh mục mang tính liệt kê các quyền liên quan đến:

“Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát thanh truyền hình; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học và văn học hoặc nghệ thuật”

(Công ước Thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới được ký tại Stockholm vào ngày 14/07/1967, Điều 2 khoản VIII)

2. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CHÍNH CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  1. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, ví dụ các cuốn sách. Loại quyền tài sản này được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả.
  2. Các chương trình biểu diễn, phát sóng, ví dụ các chương trình hòa nhạc. Loại quyền tài sản này được bảo hộ theo pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả.
  3. Sáng chế, ví dụ một dạng động cơ phản lực mới. Sáng chế được bảo hộ theo pháp luật về sáng chế.
  4. Kiểu dáng công nghiệp, ví dụ hình dáng của một chai đựng đồ uống nhẹ. Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo luật riêng về kiểu dáng công nghiệp hoặc luật về sở hữu công nghiệp hoặc luật quyền tác giả.
  5. Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và chỉ dẫn hoặc tên thương mại, ví dụ biểu tượng hoặc tên dùng cho một loại sản phẩm có nguồn gốc địa lý duy nhất như Champagne. Việc bảo hộ các đối tượng này thường được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau.https://dangquynh.com/nhan-hieu-la-gi-kien-thuc-co-ban-ve-nhan-hieu/
  6. Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh, ví dụ các tuyên bố lừa dối chống lại một đối thủ cạnh tranh hoặc giả mạo một đối thủ cạnh tranh nhằm lừa dối khách hàng.

* Thuật ngữ “pháp luật” bao gồm pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế: các hiệp ước, các công ước và các văn kiện liên chính phủ tương tự. Bản thân các điều ước quốc tế có thể được các chính phủ quốc gia khác nhau đối xử khác nhau.

Một ví dụ điển hình cho thấy rằng bằng việc dành sự bảo hộ cho các tài sản trí tuệ, những nổ lực sáng tạo trí tuệ như vậy được khuyến khích và các ngành công nghiệp dựa trên các sản phẩm sáng tạo như vậy có thể phát triển vì mọi người thấy rằng các sản phẩm phẩm như vậy mang lại sự đền bù về mặt tài chính.

Trong trường hợp của ngành công nghiệp dược phẩm. Phải đầu tư trong nhiều năm và có thể phải chi đến hàng trăm triệu bảng Anh (hoặc yên, rand, lia hoặc đôla) cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (thời gian dành cho việc nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm cũng như để thực hiện các thủ tục xin phép chính phủ cho lưu hành sản phẩm) mới có thể đưa một loại thuốc mới ra thị trường. Nếu không có quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh sản xuất loại thuốc mới đó thì công ty dược đã tạo ra hợp chất mới sẽ không có bất kỳ động lực nào để đầu tư thời gian và nỗ lực như nêu trên để phát triển các loại thuốc của họ.

Nếu không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế và luật sở hữu trí tuệ thì các công ty dược sẽ không nỗ lực thử nghiệm trong việc tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nói cách khác, nếu không có sự bảo hộ được nêu ở trên thì mọi người trên thế giới có lẽ đã không được khỏe mạnh như hiện nay.

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *