Tổng quan về Mã Số Mã Vạch

Đối với tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường, vã số mã vạch giống như “Chứng minh thư” của hàng hóa. Giúp ta phân biệt nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Bài viết sẽ chia sẻ kiến thức tổng quan về mã số mã vạch. Đưa ra các định nghĩa về mã số, mã vạch, mã quốc gia, mã doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn hình dung lĩnh vực về mã số mã vạch.

tong quan ve ma so ma vach 1
cách đọc mã số mã vạch

1. Lịch sử hình thành mã số mã vạch

Năm 1948, Ông Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, khi ấy đang là sinh viên trường Đại học tổng hợp Drexel đã phát triển ý tưởng để giúp đỡ chủ tịch một công ty buôn bán đồ ăn nhanh có mong ước làm thế nào để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong các ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng và hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng “điểm đen” của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Sáng chế này đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan quản lý sáng chế Mỹ phát hành năm 1952. Đó là bằng sáng chế công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại).

2. Ứng dụng

Mã vạch được sử dụng ở các hàng hóa cần được đánh số với các thông tin liên quan để máy tính có thể xử lý. Thay vì mất thời gian để nhập liệu dãy số thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. 

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi nội dung dữ liệu trong mã vạch để cập nhật thông tin mới, chính xác của hàng hóa.

3. Định nghĩa

Theo Điều 3 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ thì có đưa ra các định nghĩa như sau:

– Mã số: là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.

– Mã vạch: là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

– Mã quốc gia: là số đầu gồm ba chữ số do tổ chức GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.

– Mã nước ngoài: là mã quốc gia của nước ngoài, do tổ chức MSMV quốc gia nước ngoài cấp và quản lý.

– Mã doanh nghiệp: là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.

Tóm lại, mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được được nhận diện bởi một dãy số. Và mỗi dãy số tương ứng với một loại hàng hóa. Bản thân mã số chỉ đại diện cho hàng hóa, không phản ánh đặc điểm của hàng hóa đó. Nó không phải để phân loại hay thể hiện chất lượng của hàng hóa.

Tham khảhttps://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-15-2006-QD-BKHCN-cap-su-dung-quan-ly-ma-so-vach-13664.aspx

4. Các loại mã số mã vạch

Mã số mã vạch có 02 loại:

– Mã số mã vạch thiết kế với 13 chữ số (EAN-13)

– Mã số mã vạch thiết kế với 8 chữ số (EAN-8)

4.1 Mã số EAN-13

Cấu tạo của mã số mã vạch:

– 3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.

– Mã doanh nghiệp là 4, 5 hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.

– Mã mặt hàng là 3, 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số) do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Mỗi sản phẩm chỉ có một mã số duy nhất, tuyệt đối tránh nhầm lẫn với các mặt hàng khác.

– Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.

4.2. Mã số EAN-8

Mã số EAN-8 được dùng cho các mặt hàng có kích thước khá nhỏ mà không đủ để ghi mã số EAN-13. Ví dụ: son môi, thuốc lá, bút chì,…

Cấu tạo của mã số doanh nghiệp

– So với EAN-13 thì EAN-8 loại bỏ mã số doanh nghiệp.

– 3 số đầu thể hiện mã số của quốc gia sản xuất sản phẩm.

– Tiếp theo là 4 số thể hiện mã mặt hàng.

– Con số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra.

Trong thị trường lưu thông hàng hóa, có hàng vạn sản phẩm hàng hóa khác nhau. Những sản phẩm đó lại đến từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau. Để quản lý được hoạt động buôn bán hàng hóa một cách có hiệu quả, giảm công sức và thời gian, người ta đưa ra giải pháp mã hóa mã số thành mã vạch để giải quyết được vấn đề này. Khi mỗi sản phẩm được gắn một dãy mã số mã vạch, các nhà cung cấp sẽ quản lý hàng hóa của mình một cách thuận tiện nhất. Để làm được điều này thì bắt buộc các nhà cung cấp phải thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các mặt hàng của doanh nghiệp mình.

Để hiểu rõ hơn về quy trình, thời gian và chi phí để tiến hành đăng ký mã số mã vạch tại Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia, bạn hãy liên hệ mình nhé. Mình sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Tham khảo thêm: https://dangquynh.com/huong-dan-dang-ky-ma-so-ma-vach/

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *