Đăng ký nhãn hiệu quốc tế – Hướng dẫn soạn MM2 (Phần 1)

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế đang là một nhu cầu phổ biến của những cá nhân, công ty mở rộng thị trường phát triển thương hiệu ra nước ngoài. Để thương hiệu đó được bảo vệ một cách chính đáng, tránh hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh thì đăng ký nhãn hiệu quốc tế là điều cần thiết.

1. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, hoạt động nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động trí tuệ sáng tạo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ sang các nước đang phát triển nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá” (Điều 1 Hiệp ước giữa UN và WIPO năm 1974)

Đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu, thông qua hệ thống Madrid của WIPO, chủ sở hữu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình cùng lúc ở nhiều quốc gia chỉ định khác nhau. Điều này cực kỳ có lợi cho những ai có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài vì đơn giản hoá thủ tục đăng ký, giảm chi phí và thời gian.

Theo cập nhật hiện nay, WIPO đang có 188 thành viên, những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham gia WIPO gồm: KiribatiQuần đảo MarshallLiên bang MicronesiaNauruPalauPalestineCộng hòa SahrawiQuần đảo SolomonĐài LoanĐông TimorTuvalu và Vanuatu.

Lưu ý: Đối với những quốc gia không là thành viên của WIPO, bạn phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại quốc gia, vùng lãnh thổ đó mà không thể thực hiện thủ tục thông qua WIPO.

Để hiểu cách xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua WIPO, hãy xem tại: https://dangquynh.com/thu-tuc-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-theo-he-thong-madrid-2023/

2. Hướng dẫn soạn MM2

Theo quy định hiện nay, đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế trên mẫu MM2 chính thức. Trên website của WIPO có cung cấp đầy đủ các mẫu form đăng ký. Hãy cập nhật và sử dụng mẫu form mới nhất trên nguồn kênh chính thống này để soạn chuẩn hồ sơ đăng ký. Tải MM2 tại: https://www.wipo.int/madrid/en/forms/

dang ky nhan hieu quoc te huong dan soan MM2 va mot so luu y 1 2 1
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế - Hướng dẫn soạn MM2 (Phần 1) 3

2.1. Name (tên)

Trường hợp người nộp đơn là cá nhân, sử dụng tên thông thường. Nếu tên là các ký tự khác ký tự Latinh thì phải được phiên âm thành ký tự Lating, theo ngữ âm của ngôn ngữ quốc tế.

Trường hợp người nộp đơn là pháp nhân, cần sử dụng tên đầy đủ chính thức, ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Nếu tên của pháp nhân không phải chữ Latinh thì có thể chuyển ngữ bằng cách thay thế bằng bản dịch ngôn ngữ quốc tế.

2.2. Address (địa chỉ)

Địa chỉ bưu điện của người nộp đơn phải được cung cấp theo cách đáp ứng các yêu cầu thông thường để giao hàng nhanh chóng.

Ngoài ra, các số điện thoại có thể được cung cấp.

2.3. Email Address (địa chỉ email)

Vì Văn phòng Quốc tế sẽ gửi tất cả các thông tin liên quan đến đơn đăng ký quốc tế bằng điện tử, đến địa chỉ email được ghi lại của người nộp đơn/chủ sở hữu cho nên người nộp đơn phải điền thông tin địa chỉ email được cập nhật chính xác.

2.4. Alternative Postal Address and E-amil Address for Correspondence (Địa chỉ bưu điện và địa chỉ email cho thư từ)

Một địa chỉ bưu điện và địa chỉ e-mail cho thư từ thay thế chỉ nên được cung cấp nếu người nộp đơn muốn Văn phòng Quốc tế gửi tất cả các thông tin liên quan đến đơn đăng ký quốc tế và kết quả đăng ký quốc tế đến một địa chỉ và địa chỉ e-mail khác với địa chỉ được chỉ định cho người nộp đơn.

2.5. Phone Number (số điện thoại)

Người nộp đơn cũng có thể cung cấp số điện thoại, để Văn phòng Quốc tế có thể liên hệ với người nộp đơn trong trường hợp không có địa chỉ e-mail nào được chỉ định hoặc nơi địa chỉ được chỉ định không chính xác.

2.6. Application in the Names of More than One Applicant (tên đăng ký dưới tên của nhiều chủ đơn)

Mục này được điền trong trường hợp một đơn đăng ký có nhiều chủ đơn.

Trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế được nộp chung bởi hai hoặc nhiều chủ đơn có địa chỉ khác nhau và cả tên và địa chỉ của người đại diện cũng như địa chỉ thư từ đều không được chỉ định, thông tin liên lạc sẽ được gửi đến địa chỉ e-mail của người nộp đơn được đặt tên đầu tiên trong đơn quốc tế.

2.7. Preferred Language for Correspondence (ngôn ngữ ưu tiên của thư từ)

Trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế, người nộp đơn nếu muốn nhận thông tin liên lạc từ Văn phòng Quốc tế bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha thì điền ô này. Tuy nhiên không cần thiết phải đánh dấu vào ô này nếu người nộp đơn muốn nhận thông tin liên lạc bằng ngôn ngữ mà đơn đăng ký quốc tế đã được nộp.

Lưu ý: điều này chỉ áp dụng cho các thông tin liên lạc có nguồn gốc từ Văn phòng Quốc tế; các thông tin liên lạc từ các Văn phòng tại quốc gia chỉ định đăng ký được Văn phòng Quốc tế truyền đi một cách đơn giản, chẳng hạn như thông báo từ chối tạm thời, được gửi bằng ngôn ngữ mà chúng được thể hiện từ Văn phòng của quốc gia đó.

2.8. Other Indications (các chỉ định khác)

Những chỉ dẫn như vậy không được yêu cầu bởi Nghị định thư hoặc Quy định, nhưng có thể được đưa vào đơn quốc tế, để tránh những phản đối có thể xảy ra trong tương lai có thể được đưa ra bởi Văn phòng của các quốc gia được chỉ định đăng ký.

2.9. Entilement to File (quyền khai báo)

Người nộp đơn cần đưa ra các thông tin chi tiết, bằng cách chỉ ra một trong những điều sau đây:

  • Nếu thành viên là một quốc gia, người nộp đơn là công dân của quốc gia đó;
  • Nếu thành viên là một tổ chức, tên của quốc gia thành viên của tổ chức đó;
  • Người nộp đơn có trụ sở tại quốc gia thành viên đó;
  • Người nộp đơn có một cơ sở công nghiệp, hoặc thương mại thật sự và hiệu quả tại quốc gia thành viên đó.

Chỉ một trong những chỉ dẫn này cần được đưa ra, mặc dù có thể đưa ra nhiều hơn nếu người nộp đơn muốn.

Văn phòng xuất xứ có thể yêu cầu bằng chứng nếu có cơ sở nghi ngờ tính xác thực của các chỉ dẫn được đưa ra.

Trong trường hợp người nộp đơn chỉ ra rằng họ có cơ sở hoặc nơi cư trú trong lãnh thổ của quốc gia chỉ định đăng ký, nhưng địa chỉ của người nộp đơn không nằm trong lãnh thổ đó, thì người nộp đơn phải cho biết địa chỉ thành lập hoặc nơi cư trú của họ trong lãnh thổ đó như ví dụ sau:

Người nộp đơn là WIPO đang có cơ sở hoạt động tại Mỹ, nhưng địa chỉ thành lập tại Thuỵ Sỹ

dang ky nhan hieu quoc te huong dan soan MM2 va mot so luu y 1 1
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế - Hướng dẫn soạn MM2 (Phần 1) 4

3. Tổng kết

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tuy đã có thủ tục đơn giản hoá qua hệ thống Madrid – đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thông qua Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhưng đây vẫn được coi là những thủ tục khó làm và chi phí đăng ký cao. Hiểu rõ cách soạn hồ sơ và nắm những lưu ý quan trọng là điều cần thiết cơ bản để chuẩn bị đơn đăng ký.

Trên đây là những mục chính yếu và lưu ý quan trọng của đơn MM2. Bài viết sẽ chia sẽ chi tiết hướng dẫn soạn MM2 tại phần 2 của chủ đề này.

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *