Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một tổ chức chuyên môn của hệ thống các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN) được thành lập tại Stockholm năm 1967 thông qua Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và có hiệu lực vào năm 1970.
Cũng giống như những tổ chức chuyên môn khác, WIPO vẫn luôn giữ sự độc lập của mình mặc dù trực thuộc hệ thống các tổ chức của Liên Hợp Quốc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới nhé? Và cùng nhau hiểu thêm cách thức đăng ký bảo hộ quốc tế nhãn hiệu thông qua WIPO.
Mục lục
Toggle1. Sứ mệnh của WIPO
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sáng tạo, phổ biến, sử dụng và bảo vệ những sản phẩm trí tuệ của con người, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người.
Hiệu quả của nó là góp phần cân đối giữa khuyến khích sáng tạo trên toàn thế giới, mặt khác là đem lại cơ hội dự hưởng những lợi ích văn hoá và kinh tế xã hội của các sáng tạo đó trên toàn thế giới.
Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể làm một thủ tục duy nhất để nộp đơn cho các sáng chế, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực với tất cả các quốc gia thành viên của những điều ước sau:
- Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT)
- Thoả ước Madrid và Nghị định thư về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu
- Hiệp ước Lahay về Đăng ký quốc tế Kiểu dáng công nghiệp
Mình đã có một vài bài viết hướng dẫn chi tiết về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua WIPO, nếu bạn đọc quan tâm thì có thể đọc tại đây
Với mục tiêu thúc đẩy sáng tạo của con người để mang lại các sản phẩm và dịch vụ văn hoá và công nghiệp làm giàu cho toàn xã hội loài người, WIPO đang ngày càng tham gia vào việc giúp đỡ các nước đang phát triển, những nước mà ở đó hoạt động sáng tạo vẫn chưa được khai thác thỏa đáng và chưa thu được lợi ích đầy đủ từ các hoạt động sáng tạo của công dân nước họ, cũng như của công dân các nước khác.
Vai trò của WIPO là giúp đỡ họ trong việc soạn thảo xây dựng và thực thi phát luật, trong việc thiết lập cơ cấu hành chính và thiết chế phù hợp, và trong việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.
2. Cơ cấu quản lý của WIPO
Tổ chức WIPO bao gồm: Đại hội đồng, Hội nghị, Uỷ ban điều phối, Văn phòng quốc tế WIPO hay Ban thư ký.
2.1. Đại hội đồng
Đây là cơ quan tối cao của WIPO. Bao gồm tất cả các quốc gia là thành viên của WIPO và cũng là thành viên của một trong các Liên Hiệp:
- Liên hiệp Paris;
- Liên hiệp Berne;
- Liên hiệp Lay-Hay;
- Liên hiệp Nice;
- Liên hiệp Lisbon.
Trong phạm vi thẩm quyền và chức năng của mình, Đại hội đồng được làm các công việc sau:
- Bổ nhiệm Tổng Giám đốc trên cơ sở đề cử của Uỷ ban Điều phối;
- Xem xét và thông qua các báo cáo và hoạt động của Uỷ ban Điều phối cũng như các báo cáo của Tổng Giám đốc liên quan đến WIPO;
- Chấp thuận các quy chế tài chính của WIPO và ngân sách hai năm một về các khoản chi phí thông thường đối với các Liên hiệp;
- Thông qua các biện pháp do Tổng Giám đốc đề ra về việc quản lý các điều ước quốc tế được xây dựng nhằm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ;
- Xác định các ngôn ngữ làm việc của văn phòng có căn cứ đến các Thông lệ của Liên Hợp Quốc;
- Xác định những nước không phải là thành viên của WIPO cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế và liên chính phủ nào sẽ được tham gia vào các cuộc họp của WIPO với tư cách là quan sát viên.
2.2. Hội nghị
Hội nghị sẽ bao gồm tất cả các nước là thành viên của WIPO , bất kể họ có là thành viên của một trong các Liên hiệp hay không.
Hội nghị có 05 chức năng chính:
- Tổ chức diễn đàn trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, trên cơ sở chú ý đến thẩm quyền và quyền tự chủ của các Liên hiệp.
- Xây dựng chương trình hợp tác phát triển hai năm một cho các nước đang phát triển.
- Thông qua ngân sách cho mục đích đó.
- Thông qua các sửa đổi đối với Công ước thành lập WIPO (Đề nghị sửa đổi Công ước có thể là bất kỳ quốc gia nào là thành viên của WIPO, Uỷ ban Điều phối hoặc Tổng giám đốc đề xuất)
- Xác định những nước nào, tổ chức nào sẽ được chấp nhận làm quan sát viên trong các cuộc họp của Hội nghị.
2.3. Uỷ ban Điều phối
Trong cuộc họp lần thứ 47 của Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam đã được bầu vào Uỷ ban Điều phối của WIPO. Với vị trí này, Việt Nam có cơ hội được tham gia sâu rộng hơn trong quá trình hoạch định hướng phát triển của WIPO.
https://thanhnien.vn/vn-duoc-bau-vao-uy-ban-dieu-phoi-cua-wipo
2.4. Văn phòng quốc tế hay Ban thư ký
Trong Văn phòng quốc tế/ Ban thư ký gồm có các nhân viên thường trực của cơ quan này, nhân viên chuyên môn hoặc có trình độ cao hơn được tuyển chọn trên nguyên tắc phân bổ địa lý một cách công bằng đã được thiết lập trong hệ thống Liên Hợp Quốc, và những nhân viên khác thì đến từ nhiều quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới.
3. Thành viên của WIPO
Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tuyên bố quyền tham gia sẽ được dành cho:
- Mọi quốc gia thành viên của bất kỳ Hiệp hội nào; hoặc
- Nước đó là thành viên của Liên Hợp Quốc, thành viên của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc; hoặc
- Thành viên là Uỷ ban Năng lượng nguyên tử quốc tế; hoặc
- Thành viên của Cơ quan Toà án quốc tế; hoặc
- Được Đại hội đồng của WIPO mời trở thành thành viên.
Để trở thành thành viên, một nước phải gửi văn kiện phê chuẩn hoặc xin gia nhập với Tổng giám đốc của WIPO tại Geneva. Các nước là thành viên Công ước Paris hay Công ước Berne chỉ có thể trở thành thành viên của WIPO nếu họ đã ký kết, hoặc đồng thời phê chuẩn hoặc gia nhập, ít nhất là các điều khoản chính của Văn kiện Stockholm (1967) của Công ước Paris hay của Văn kiện Paris (1971) của Công ước Berne.
Danh sách các quốc gia thành viên của WIPO hiện nay: https://www.wipo.int/members/en/
4. 03 Nhóm Điều ước quốc tế
Các Liên hiệp do WIPO quản lý được thành lập trên cơ sở các Điều ước. Các Điều ước hiện nay được chia thành 03 nhóm:
- Nhóm 1: Thiết lập chế độ bảo hộ quốc tế – đã được các nước tán thành ở cấp độ quốc tế.
+ Công ước Paris;
+ Thoả ước Madrid về Chống sử dụng các chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm sai lệch hoặc lừa dối;
+ Thoả ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ.
- Nhóm 2: Những điều ước hỗ trợ việc bảo hộ quốc tế – 06 Điều ước về Sở hữu công nghiệp,
+ Hiệp ước Hợp tác Sáng chế quy định việc nộp đơn quốc tế cho các sáng chế;
+ Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá;
+ Thoả ước Lisbon
+ Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế;
+ Thỏa ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
- Nhóm 3: Các điều ước tạo nên hệ thống phân loại và các thủ tục cho việc cải tiến và cập nhật chúng – 04 Điều ước:
+ Phân loại sáng chế quốc tế (IPC);
+ Thoả ước Nice về Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;
+ Hiệp ước Viên thiết lập Phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hoá;
+ Hiệp ước Locarno thiết lập Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp.
Với hoạt động của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam đã có nhiều cơ hội hơn để thực hiện hiệu quả việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước cũng như đăng ký quốc tế. Thay vì nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia thì bạn có thể lựa chọn nộp một đơn duy nhất và chỉ định tại nhiều quốc gia là thành viên của WIPO cùng lúc. Đây là một cách thức đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian và dễ dàng theo dõi tiến trình đơn.
Hướng dẫn tra cứu phí đăng ký quốc tế nhãn hiệu trên hệ thống WIPO tại: