04 Yếu tố đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu

  1. Tổng quan về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
  2. Đánh giá tự tương tự của bản thân nhãn hiệu
  3. Đánh giá sự tương tự của hàng hóa/dịch vụ
  4. Kết luận

Nhãn hiệu để được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ cần đảm bảo các điều kiện như nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu được thể hiện trên thực tế thông qua việc bất kỳ ai cũng dễ dàng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của công ty này với hàng hóa, dịch vụ của công ty khác trên thị trường.

Do đó, việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu không chỉ cần thiết đối với thẩm định viên khi đánh giá yếu tố này của các nhãn hiệu đăng ký bảo hộ mà còn cần thiết cho bất kì ai khi sáng tạo thương hiệu cá nhân, logo, nhãn hiệu để tránh việc lấy ý tưởng gây ra tương tự gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc đăng ký bảo hộ và lợi ích người tiêu dùng.

yeu to phan biet nhan hieu
04 yeu to danh gia kha nang phan biet cua nhan hieu

1. Tổng quan về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu được thể hiện nhằm giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của một công ty, và phân biệt sản phẩm của công ty này với sản phẩm của công ty khác. Giúp cho doanh nghiệp tự phân biệt với đối thủ cạnh tranh của mình và tạo động lực giúp công ty đẩy mạnh cũng như duy trì chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt.

Bởi vậy, khi sáng tạo một nhãn hiệu (logo, thương hiệu), cá nhân tác giả, chủ sở hữu cần quan tâm các yếu tố để tạo nên một nhãn hiệu. Tạo ra một nhãn hiệu có “chất riêng” và có khả năng phân biệt khi sử dụng trong thực tế.

Nhãn hiệu
– Trùng
– Tương tự nhau
khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Sản phẩm/dịch vụ
– Cùng loại
– Tương tự hay có quan hệ nhau
khả năng phân biệt của nhãn hiệu

= Tương tự gây nhầm lẫn

2. Đánh giá tự tương tự của bản thân nhãn hiệu

04 Yếu tố đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu

– Cấu trúc từ (cách sắp xếp các chữ)

– Phát âm

– Nghĩa của từ (nội dung)

– Cách trình bày

Khi đánh giá tính tương tự của nhãn hiệu, chỉ cần có 01 tiêu chí giống nhau thì cũng đã có khả năng gây ra sự tương tự

3. Đánh giá sự tương tự của hàng hóa, dịch vụ

a) Hai hàng hóa/dịch vụ trùng nhau (cùng loại): khi chúng giống y hệt nhau, hoặc:

– Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo) và cùng chức năng, mục đích sử dụng.

– Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng.

b) Hai hàng hóa/dịch vụ tương tự nhau khi:

– Tương tự về bản chất/tương tự về chức năng, mục đích sử dụng.

– Được đưa ra thị trường cùng một kênh thương mại (phân phối cùng trên cùng một thị trường, bán cùng nhau, cạnh tranh cùng nhau trong cùng một cửa hàng hoặc sử dụng cùng nhau).

Ví dụ:

– Nước nắm và muối

– Hương và vàng mã

– Kem đánh răng và bàn chải đánh răng

c) Một hàng hóa và dịch vụ tương tự nhau khi:

– Giữa chúng có mối liên quan về bản chất giữa hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm này là kết quả của dịch vụ kia hoặc ngược lại).

Ví dụ: Xe máy và dịch vụ sửa chữa xe máy

– Có mối liên quan về chức năng (để hoàn thành chứng năng của hàng hóa, dịch vụ này phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ kia hoặc thường sử dụng cùng nhau).

– Có mối liên quan đến nhau về phương diện thực hiện (sản phẩm, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng khai thai sản phẩm, dịch vụ kia).

Ví dụ: Thiết bị viễn thông và dịch vụ viễn thông.

4. Kết luận

Bài viết chia sẻ các tiêu chí, bao gồm: cấu trúc từ, phát âm, nghĩa của từ, cách trình bày. Nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về việc đánh giá các yếu tố có thể gây tương tự nhầm lẫn của các nhãn hiệu. Để xác định chính xác hơn về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, bạn cần trải qua bước tra cứu nhãn hiệu trên hệ thống chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu như bạn đang cảm thấy hoang mang, chưa rõ về việc tra cứu nhãn hiệu thì mình có thể giúp bạn.

Trang web tra cứu nhãn hiệu chính thức hiện nay: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks

Tham khảo cách thức tra cứu nhãn hiệu: https://dangquynh.com/cach-thuc-tra-cuu-nhan-hieu-trong-nuoc-va-quoc-te/

HI, MÌNH LÀ ĐẶNG QUỲNH

Hiện tại, mình đang làm việc tại công ty Luật AGL tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất hứng thú để viết về các chủ đề pháp lý cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống đến các bạn. Trong những năm đại học, mình đã tham gia viết tạp chí, tiểu luận, nghiên cứu khoa học, điều đó rất tuyệt. Và mình sẽ tiếp tục phát triển để đem đến giá trị cho bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *